So sánh gỗ công nghiệp Laminate và Veneer

Gỗ công nghiệp Laminate và Veneer là 2 loại gỗ khá phổ biến trong sản xuất nội thất hiện nay. Mỗi loại sẽ có đặc tính và ưu nhược điểm riêng phù hợp với từng món nội thất.

1, Veneer là gì?

Hiểu một cách đúng nhất thì ván gỗ Veneer chính là gỗ tự nhiên nhưng được lạng mỏng để lấy “vân gỗ”, sau đó dán những lớp “ván lạng” này lên bề mặt các sản phẩm gỗ công nghiệp như MDF, PB (Okal), hay ván ép.

Tấm gỗ Veneer

Phân loại gỗ Veneer

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngoài việc sản xuất ván gỗ veneer gỗ tự nhiên bằng cách bóc tách, lạng gỗ rừng trồng thì hiện nay chúng ta đã sản xuất được veneer nhân tạo cho chất lượng không thua kém gì veneer tự nhiên, vậy chúng ta tạm chia veneer ra thành 2 mảng:

Veneer gỗ tự nhiên

Sản phẩm được lạng từ gỗ tự nhiên, vân tự nhiên: Veneer tự nhiên được chia làm hai loại là vân sọc và vân bông (hay vân núi).

– Veneer sồi

– Veneer óc chó

– Veneer tần bì

Ngoài ra, còn một số loại gỗ veneer tự nhiên khác như veneer xoan đào; thông; hay tràm,…

Phân loại gỗ Veneer

Veneer gỗ nhân tạo

Gỗ Veneer nhân tạo nhìn chung cũng là sản phẩm từ gỗ tự nhiên tuy nhiên được lạng nhỏ thành sợi, vân và màu được máy tính phối ghép như phenolic-backer.

Quy trình sản xuất gỗ Veneer

Bước 1: Sau khi được lạng, Gỗ veneer được dán vào các loại cốt gỗ công nghiệp khác nhau như gỗ MDF, gỗ Ván dán, gỗ Finger, gỗ ván dăm, để làm ra các sản phẩm nội thất.

Bước 2: Dùng một lớp ván thường là MDF, ván ép, hoặc okal dày 3mm, tráng keo trên bề mặt lớp nền.

Bước 3: Nối (may) từng tấm veneer lại theo quy cách (quy cách chuẩn 1200 x 2400mm) bằng keo, dán tấm veneer lên lớp nền (MDF, Ván ép) đã phủ keo.

Bước 4: Ép tấm này lại bằng máy (ép nguội hoặc ép nóng) đến khi dính và phẳng mặt.

Bước 5: Dùng máy chà nhám tạo cho bề mặt veneer láng đẹp.

Quy trình sản xuất gỗ veneer

Ưu điểm gỗ veneer

– Dễ thi công

– Giá thành rẻ hơn so với gỗ tự nhiên

– Bề mặt nhẵn, chống xước

– Màu sắc phong phú

– Chống cong vênh

Có thể tạo những đường cong theo như ý của nhà sản xuất.

Nhược điểm

– Khả năng chịu nước kém

– Dễ bị sứt khi sử dụng sản phẩm không cẩn thận

– Nếu di chuyển nhiều khi đã lên thành thành phẩm thì hay bị hư hỏng, rạn nứt

Gỗ veneer trong thiết kế nội thất

2, Ván gỗ Laminate là gì?

Thực chất Laminate là một chất liệu nhựa tổng hợp cao cấp, có tên gọi là Formica. Tên khoa học là High-pressure Laminate (HPL). Chất liệu này giúp sản phẩm có nhiều tính năng vượt trội như chống trầy xước, chịu va đập, chịu nhiệt, chịu ăn mòn, chịu tàn thuốc, chống mối mọt và vi khuẩn, chống tĩnh điện…

Ván gỗ Laminate chủ yếu được phủ lên các cốt gỗ Ván dăm, Ván mịn (MDF), ván HDF làm tăng tính thẩm mỹ cho nội thất gỗ và đạt hiệu quả cao trong việc duy trì độ bền lâu.

Laminate là một chất liệu nhựa tổng hợp cao cấp

Hiện nay, Laminate có dòng post forming để ép dán vào các sản phẩm gỗ uốn cong hay hình dáng phức tạp, mang lại vẻ đẹp duyên dáng và nghệ thuật trong thiết kế.

Cấu tạo của tấm ván Laminate

Về tổng thể, cấu tạo tấm Laminate bao gồm 3 lớp được chế tạo theo công nghệ HPL (High Pressure Laminate), cụ thể như sau:

Lớp Overlay

Đây là lớp được làm từ cellulose tinh khiết, phủ trên cùng bề mặt giấy trang trí, tạo độ sáng bóng và độ cứng thích hợp. Lớp Overlay tạo cho bề mặt khả năng chống trầy xước, chống va đập, chống các tác động của hóa chất, bảo vệ bề mặt khỏi sự xâm nhập của các vi khuẩn và mối mọt, không bị phai màu, không thấm nước và dễ vệ sinh lau chùi.

Lớp Decorative paper

Lớp này là lớp giấy trang trí tạo bề mặt cho tấm Laminate, nó được nhúng keo Melamine. Sau khi nhúng keo, lớp giấy trang trí và lớp Overlay được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao, khiến cho lớp Overlay nóng chảy, dính chặt vào giấy phim định hình giúp giữ màu sắc của tấm Laminate luôn ổn định.

Lớp Kraft Papers

Đây chính là lớp dưới cùng của bề mặt, gồm nhiều lớp giấy được nén chặt với nhau dưới nhiệt độ cao tạo nên độ dày cho bề mặt Laminate. Lớp Kraft được làm chủ yếu từ chất liệu bột giấy và các chất phụ gia, có tính chất dai, thô và bền bỉ. Các lớp giấy này đã được nhà sản xuất điều chỉnh tăng giảm để có độ dày phù hợp với yêu cầu về thiết kế.

Laminate bao gồm 3 lớp được chế tạo theo công nghệ HPL

Phân loại bề mặt Laminate

Dựa vào những tiêu chí khác nhau mà Laminate được phân theo 3 loại chủ yếu.

Phân loại theo khả năng uốn cong

Theo khả năng uốn cong, chúng ta có thể chia Laminate thành 2 loại riêng biệt sau:

– Laminate tấm thường với độ dày 0,5; 0,7 và 0,92mm không có khả năng uốn cong

– Laminate postforming có độ dày 0,5mm cho khả năng uốn cong

Phân loại dựa vào bề mặt

Từ thực tế quan sát bên ngoài, tấm Formica được chia thành 2 loại riêng biệt:

– Laminate có bề mặt bóng gương, loại này cho độ bóng cao có thể phản chiếu hình ảnh như gương

– Laminate có bề mặt thường, không bóng gương

Phân loại dựa vào màu sắc

Theo tiêu chí màu sắc của tấm nhựa cao cấp Laminate chúng ta có thể phân thành 5 loại sau:

Laminate đơn sắc: những tấm này chỉ có duy nhất một màu nguyên bản như xanh, trắng, nâu…

Laminate vân gỗ: họa tiết của loại này chính là dựa theo vân gỗ tự nhiên.

Laminate vân đá: những tấm này có họa tiết theo họa tiết của vân đá mà đa phần là đá Granite và Marble.

Laminate giả da: những vật liệu có chất liệu giả da đang rất được ưa chuộng.

Laminate 3D: những mẫu này có các hiệu ứng hình ảnh, họa tiết 3D độc đáo

Phân loại Laminate dựa theo màu sắc

Ưu điểm gỗ Laminate

Bề mặt Laminate có tính thẩm mỹ cao: màu sắc đa dạng, ngoài những màu trơn còn có cả màu kim loại, màu ánh nhũ. Bề mặt film của tấm vật liệu vô cùng phong phú: như các vân gỗ tự nhiên, vân sần, vân nổi, vân đá…

– Dòng post forming dẻo dai: có thể uốn cong để tạo hình cho nhiều đồ nội thất như quầy, kệ…

– Bề mặt có tính năng: chống xước, chống phai màu, chống các tác động từ hóa chất, giúp lưu giữ vẻ đẹp của nội thất lâu dài

– Có khả năng: chịu nhiệt tốt, chịu va đập cũng như các tác động vật lí cực cao, giúp duy trì tuổi thọ của sản phẩm

– Dễ dàng thi công, tạo hình và lắp ghép

Bề mặt Laminate có tính thẩm mỹ cao

Nhược điểm gỗ Laminate

– Giá thành khá cao

– Yêu cầu kỹ thuật keo dán hiện đại: Để gia công bề mặt Laminate, các nhà sản xuất cần thực hiện bằng dây chuyền phủ bề mặt 3 trục lăn sử dụng keo PUR. Đây là dây chuyền sử dụng công nghệ ép nguội thích hợp với các tấm bề mặt dạng mỏng/ dạng tờ như nhôm, acrylic, màng PVC… ép gia công trên bề mặt ván gỗ công nghiệp, đặc biệt là gỗ nhựa.

Gỗ Laminate có giá thành cao

Ứng dụng bề mặt tấm ván gỗ Laminate

Nhờ ưu điểm vượt trội mà bề mặt Laminate được ứng dụng phổ biến không chỉ ở sản phẩm nội thất, ngoại thất, mà còn được sử dụng cho nhiều lĩnh vực khác. Cụ thể như sau:

– Làm tủ bếp

– Ảnh ép Laminate

– Cửa gỗ làm bằng tấm Laminate

– Sàn gỗ Laminate

– Miếng dán Laminate

Có thể sử dụng sàn gỗ Laminate

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng liên quan đến gỗ Laminate và Veneer cho bạn cần tìm hiểu thông tin trước khi đặt sản xuất nội thất.

Nếu bạn đang cần đơn vị sản xuất nội thất bằng gỗ công nghiệp uy tín tại Hà Nội, hãy liên hệ với Nội thất Winli để được tư vấn cụ thể!