So Sánh Giữa Gỗ Công Nghiệp Veneer và MFC

Nếu bạn đang phân vân chưa thể phân biệt được giữa gỗ công nghiệp Veneer và gỗ công nghiệp MFC thì bài viết dưới đây sẽ chỉ ra đầy đủ những thông tin trong bài viết dưới đây!

1, Vân của gỗ Veneer và MFC

Gỗ công nghiệp Veneer là vân gỗ tự nhiên (được lang mỏng từ gỗ tự nhiên), còn với gỗ công nghiệp MFC là vân gỗ nhân tạo.

2, Bề mặt gỗ MFC và Veneer

Bề mặt gỗ Veneer hoàn thiện bằng sơn PU vẻ đẹp và khả năng chai cứng phụ thuộc vào chất liệu sơn, người phun sơn. Còn bề mặt của Veneer được hoàn thiện bằng công nghệ tạo nhựa cứng lên bề mặt (có thể dùng đầu chia khóa cạo không xước).

3, Veneer thưởng phủ lên ván ép hoặc MDF, còn MFC gỗ phủ Melamine phủ lên ván dăm hoặc MDF.

4, Ván ép phủ Veneer khi làm nội thất thường dùng lõi phi long hoặc phi mã, nếu dùng ván khác dễ bị bong lớp gỗ. Veneer nên dùng nhập khẩu (indo, mỹ), nếu dùng Vân xoan đào thì dùng của Việt Nam.

Thông thường làm nội thất MFC (melamine) phủ lên ván dăm vì có độ cứng cao. Ván của An cường (Việt Nam) hoặc ván nhập từ Malaysia (đây là hai loại tốt nhất hiện nay).

5, Tấm gỗ Veneer có độ đàn hồi. Tấm gỗ MFC phủ Melanine cứng nếu phủ lên ván dăm (bột gỗ).

6, Bề mặt ván Veneer làm cánh tủ, hồi tủ muốn phẳng phải chọn kỹ, thông thường để đảm bảo độ phẳng dùng veneer phủ MDF. Nếu chọn ván trung Quốc bề mặt thường không phẳng, lượn sóng hay bị bong lớp gỗ.

Bề mặt ván MFC có độ phẳng tuyệt đối không bị gợn sóng.

7, Gỗ Veneer không nên dùng xăng, dầu, hóa chất lau chùi bề mặt khi bẩn. Ngược lại, gỗ MFC có thể dùng xăng, dầu, hóa chất để lau bề mặt khi bẩn.

8, Tấm gỗ Veneer nếu bề mặt bị mốc khi ngấm nước thì không xử lý được. Còn đối với tấm gỗ MFC không bao giờ bị mốc, nếu bị thì chỉ bị ở cạnh ván.

9, Khả năng chống ẩm của gỗ Veneer tốt hơn MFC khi không cần dán cạnh. Với gỗ MFC nếu không muốn bị ẩm mốc có thể dán kín các bề mặt gỗ để làm giảm khả năng bị ẩm mốc.

10, Bị phai màu theo thời gian sử dụng thường là 3- 5 năm (nếu dùng màu khác màu gốc của gỗ). Khó phai màu trong quá trình sử dụng (bề mặt đã được phủ nhựa).

11, Gỗ Veneer có thể sơn màu theo ý thích. Với gỗ MFC cũng có nhiều màu sắc cho khách lựa chọn.

12, Gỗ công nghiệp Veneer có thể tạo được những hình dạng phức tạp như uốn cong do có độ dẻo. Và ngược lại, gỗ công nghiệp MFC khá cứng nên rất hạn chế về vấn đề tạo dáng các bề mặt cong, lượn.

Nếu bạn đang tìm hiểu về hai dòng gỗ công nghiệp khá phổ biến này và cần tư vấn thiết kế nội thất của hai vật liệu này. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn!

NỘI THẤT WINLI

Hotline: 0967.720.499